CHƯƠNG TRÌNH LAO ĐỘNG KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH TẠI NHẬT BẢN

quan-ly-vietweb

Chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei 「特定技能」 (KNĐĐ) là chương trình Chính phủ Nhật Bản cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực ngày càng trầm trọng của đất nước mặt trời mọc. Lao động nước ngoài tham gia chương trình KNĐĐ sẽ được làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ và được hưởng mức lương cũng như chế độ đãi ngộ tương đương với người lao động Nhật Bản. Đây là chương trình dành cho người lao động đã có trình độ, tay nghề và tiếng Nhật nhất định để có thể làm việc ngay mà không cần qua khóa đào tạo nào v.v..

Chương trình KNĐĐ được chính phủ Nhật Bản thông qua vào ngày 08/12/2018 và đã bắt đầu triển khai vào ngày 01/04/2019 với 2 loại tư cách lưu trú là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác để tiếp nhận lao động KNĐĐ với 9 quốc gia, bao gồm Philippines, Campuchia, Mông Cổ, Srilanka, Myanmar, Lào, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam.

1. CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SỐ 1

* Các ngành nghề tiếp nhận:

Có 14 ngành nghề được xét tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1. Trong mỗi ngành nghề sẽ được chia nhỏ làm nhiều công việc khác nhau. Cụ thể:

 

 

Các ngành nghề

Nội dung công việc

1

Hộ lý

Các công việc hỗ trợ về thân thể (Tùy theo tình trạng của khách hàng để giúp đỡ trong việc tắm rửa, ăn uống, bài tiết…) và các hoạt động hỗ trợ đi kèm khác (hỗ trợ thực hiện các hoạt động giải trí, các hoạt động rèn luyện chức năng…) Chú ý: không bao gồm dịch vụ hộ lý tại nhà

2

Lau dọn tòa nhà

Vệ sinh khu vực bên trong tòa nhà

3

Chế tạo vật liệu

Đúc
Tạo hình
Đúc chết
Gia công cơ khí

Nén kim loại
Cán mỏng kim loại
Mạ
Xử lý oxi hóa nhôm

Đánh bóng
Kiểm tra máy móc
Bảo dưỡng máy móc
Sơn

Hàn

4

Chế tạo máy móc sản xuất

Đúc
Tạo hình
Đúc chết
Gia công cơ khí

Sơn
Rèn
Cán mỏng kim loại
Mạ

Đánh bóng
Kiểm tra máy móc
Bảo dưỡng máy móc
Lắp ráp điện tử

Lắp ráp thiết bị điện
Sản xuất bảng mạch
Đúc nhựa
Kim loại dập

Hàn
Bao bì công nghiệp

5

Điện – Điện tử - Thông tin

Gia công cơ khí
Kim loại dập
Cán mỏng kim loại
Mạ

Đánh bóng
Bảo dưỡng máy móc
Lắp ráp điện tử
Lắp ráp thiết bị điện

Sản xuất bảng mạch
Đúc nhựa
Sơn
Hàn

Bao bì công nghiệ

6

Xây dựng

Ván khuôn thi công
Thạch cao
Bơm bê tông

Xây dựng đường hầm
Thi công máy xây dựng
Đào đắp

Tấm lợp
Thi công cốt thép
Khớp cốt thép

Hoàn thiện nội thất/khung
Viễn thông

7

Chế tạo, đóng tàu

Hàn
Sơn

Rèn
Đánh bóng

Gia công cơ khí
Lắp ráp thiết bị điện

8

Bảo dưỡng ô tô

Kiểm tra và bảo dưỡng ô tô hàng ngày, tháo gỡ để bảo dưỡng…

9

Hàng không

Công tác mặt đất (hỗ trợ mặt đất, hành lý, các dịch vụ cho thuê…)

Bảo dưỡng máy bay (bảo trì thân máy, các thiết bị của máy bay)

10

Khách sạn

Các địch vụ của khách sạn như lễ tân, lập kế hoạch và quảng bá, tiếp tân, dịch vụ nhà hàng…

11

Nông nghiệp

Nông nghiệp trồng trọt nói chung (quản lý canh tác, thu gom, phân loại và vận chuyển nông sản…)

Nông nghiệp chăn nuôi nói chung (quản lý chăn nuôi, thu gom, phân loại và vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi…)

12

Ngư nghiệp

Đánh bắt hải sản (chế tạo và sửa chữa công cụ đánh bắt, tìm kiếm hệ động thực vật, vận hành các loại máy hay công cụ đánh bắt, đánh bắt thủy sản, xử lý, bảo quản thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nuôi trồng thủy sản (quản lý, sửa chữa, chế tạo các vật liệu nuôi trồng, quản lý sự tăng trưởng của động thực vật
nuôi trồng, thu hoạch, xử lý và bảo quản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

13

Sản xuất thực phẩm

Sản xuất thực phẩm nói chung (sản xuất thực phẩm, đồ uống (trừ các loại bia rượu) gia công theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

14

Dịch vụ ăn uống

Dịch vụ ăn uống nói chung (chế biến, dịch vụ khách hàng, quản lý cửa hàng)

 

14 NGÀNH NGHỀ KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH

 

* Đối tượng và điều kiện tham gia

Chương trình KNĐĐ số 1 cho phép 2 đối tượng sau được tham gia:

- Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2, 3 và về nước, có Chứng nhận hoàn thành thực tập do Công ty tiếp nhận cấp hoặc Chứng nhận đỗ kỳ thi chuyển giai đoạn 3. Đối với thực tập sinh tham gia kỹ năng đặc định đúng ngành nghề cũ thì sẽ được miễn không phải tham gia kỳ thi kỹ năng đặc định số 1 để trở thành lao động kỹ năng đặc định số 1, nếu tham gia với ngành nghề khác thì sẽ phải thi tay nghề.

- Thực tập sinh đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1 hoặc ứng viên từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe đảm bảo, không thuộc diện cấm xuất cảnh, chưa từng sang Nhật Bản nhưng có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (trong 14 ngành nghề ) và có trình độ tiếng Nhật nhất định. Người lao động thuộc đối tượng này phải vượt qua kỹ thi kỹ năng đặc định số 1, bao gồm bài thi lý thuyết và thực hành bằng tiếng Nhật, thi năng lực bằng tiếng Nhật (đạt trình độ tối thiểu từ N4 trở lên). Kỳ thi kỹ năng đặc định được chính phủ Nhật Bản tổ chức thi tuyển tại Nhật Bản và 9 nước ngoài Nhật Bản bao gồm Việt Nam, Philippines, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Mông Cổ.

* Quyền lợi khi tham gia chương trình

- Được hưởng các quyền lợi theo luật cư trú, luật lao động và các quy định liên quan khác của Nhật Bản.

- Được tổ chức tiếp nhận hỗ trợ một phần chi phí đào tạo tiếng Nhật và kỹ năng nghề.

- Được tổ chức tiếp nhận bố trí nơi ở phù hợp (người lao động trả tiền thuê thực tế sử dụng).

- Được hưởng mức lương tương đương người Nhật Bản làm cùng vị trí và trình độ (người lao động đóng các khoản thuế, bảo hiểm như lao động người Nhật Bản).

- Được đài thọ vé máy bay lượt về sau khi hoàn thành hợp đồng.

- Được phép chuyển công ty làm việc cùng ngành nghề trong giới hạn ngành nghề được cấp visa.

* Thời hạn lưu trú

Tổng thời gian lưu trú đối với lao động KNĐĐ số 1 cộng dồn thực tế tối đa là 5 năm, không tính thời gian về Việt Nam và không được bảo lãnh người thân sang Nhật Bản.

* Đăng ký tham gia chương trình

Nếu đang ở Nhật Bản, người lao động có thể trực tiếp đăng ký tham gia tại cơ quan tiếp nhận hoặc thông qua môi giới trung gian giới thiệu nghề tư nhân.

Nếu đang ở Việt Nam, người lao động phải đăng ký tham gia thông qua tổ chức/cơ quan phái cử được cấp phép.

* Kỳ thi Kỹ năng đặc định

Nội dung và địa điểm tổ chức thi

Kỳ thi Kỹ năng đặc định là kỳ thi được Chính phủ Nhật Bản tổ chức nhằm đánh giá trình độ, năng lực tiếng Nhật và kỹ năng chuyên môn của người lao động nước ngoài có phù hợp với ngành nghề đó không.

Nội dung kỳ thi gồm 2 phần:

- Đánh giá kỹ năng chuyên môn: gồm bài thi thực hành và lý thuyết bằng tiếng Nhật

- Đánh giá trình độ tiếng Nhật: trình độ tối thiểu phải đạt từ N4 trở lên

Ngoài Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tổ chức kỳ thi kỹ năng đặc định tại 9 nước ngoài Nhật Bản bao gồm Việt Nam, Philippines, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Mông Cổ.

Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Nhật sẽ dựa vào 2 kỳ thi là: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT 日本語能力試験 (NIHONGO NOURYOKU SHIKEN) và Kỳ thi tiếng Nhật Foundation国際交流基金日本語基礎テスト(KOKUSAI KOURYUU KIKIN NIHONGO KISO TESUTO).

+ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

Kỳ thi tiếng Nhật JLPT là kì thi khá phổ biến tại Việt Nam, nhất là những ai đang có ý định du học. Kì thi này đã được tổ chức hơn 30 năm tại các trường đại học dạy tiếng Nhật uy tín của rất nhiều Quốc Gia.

Tại Việt Nam kì thì được tổ chức 2 lần/1 năm vào tháng 7 và tháng 12 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và đà nẵng. JLPT có 5 cấp độ: N1, N2, N3, N4, N5. Cấp độ dễ nhất là N5 và khó nhất là N1.  

Bằng tiếng Nhật N4

 

+ Kỳ thi tiếng Nhật Foundation

Kỳ thi tiếng Nhật Foundatio khá lạ lẫm với nhiều người đang học tiếng Nhật, đây là kì thi được tổ chức bởi Japan Foundation (国際交流基金) nhằm đo lường khả năng tiếng Nhật xem những người tham gia có thể giao tiếp được trong cuộc sống, trong công việc mà không cần người hỗ trợ không và đó là căn cứ để người lao động có thể được chấp nhận đạt kỹ năng đặc định số 1.

 

Kỳ thi này được tổ chức 6 lần/năm,  bao gồm 6 cấp độ: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó để được xét duyệt tư cách kỹ năng đặc định số 1, người lao động cần đạt cấp độ A2.

2. CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SỐ 2

Người lao động sau khi hoàn thành chương trình Kỹ năng đặc định số 1 có thể chuyển sang chương trình Kỹ năng đặc định số 2 nếu có nhu cầu. Đây là chương trình dành cho những lao động có trình độ kỹ năng cao, có thể đảm nhận được công việc chỉ huy, giám sát với tư cách là tổ trưởng, nhóm trưởng, người quản lý.

* Ngành nghề được tiếp nhận:

Nếu như chương trình Kỹ năng đặc định số 1 có đến 14 ngành nghề được tiếp nhận thì chương trình Kỹ năng đặc định số 2 chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận. Đó là:

- Xây dựng

- Đóng tàu

* Đối tượng và điều kiện tham gia:

Chỉ những lao động đã hoàn thành chương trình Kỹ năng đặc định số 1 và có nhu cầu mới có thể tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2. Vì vậy, người lao động muốn tham gia sẽ phải thỏa mãn điều kiện sau:

- Đã hoàn thành chương trình Kỹ năng đặc định số 1
- Vượt qua kì thi kỹ năng cấp cao do chính phủ Nhật Bản tổ chức.
* Quyền lợi khi tham gia chương trình

- Được hưởng mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ ngang bằng hoặc cao hơn người Nhật Bản có cùng trình độ kinh nghiệm.

- Khi có lý do chính đáng, người lao động có thể chuyển sang làm việc ở công ty khác cùng ngành nghề.

- Có thể xin visa vĩnh trú và làm việc lâu dài tại Nhật Bản.

- Sau 5 năm làm việc, người lao động có thể bảo lãnh người thân sang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

* Thời hạn lưu trú

Người lao động có thể làm việc tại Nhật Bản dài hạn, không phải chỉ là 5 năm như chương trình Kỹ năng đặc định số 1 hay 1-5 năm như chương trình thực tập sinh kỹ năng.

 

 

 


Bài viết liên quan